UCAV tối tân của Thổ bị "vũ khí Nga" tàn sát ở Libya, mối hận Idlib đã được rửa?
Rạng sáng ngày 19/4 (giờ Việt Nam), lực lượng phòng không của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tuyên bố đã bắn rơi một máy bay không người lái tấn công (UCAV) Bayraktar TB2 tấn công UAV phía tây bắc Tarhun, Libya.
Cùng thời điểm với sự kiện nói trên, các lực lượng trung thành với Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cũng đã tuyên bố bắt đầu một chiến dịch phản công lớn nhằm vào LNA ở miền tây Libya.
Trong 24 giờ qua, 4 chiếc Bayraktar TB2 đã bị bắn rơi và đã đẩy tổng số UCAV của GNA (được Thổ Nhĩ Kỳ viện trợ hoặc có thể là vận hành) thiệt hại trên chiến trường Libya lên con số 30 kể từ đầu tháng 11/2019 (theo nguồn tin của LNA.
Một thống kê của LNA Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog cho thấy ít nhất 29 UCAV đã bị bắn rơi ở Libya kể từ tháng 11/2019 (chưa tính chiếc mới bị bắn rơi tại Tarhun).
Đáng ngạc nhiên hơn, dựa vào hình ảnh những phần còn lại của UCAV mà LNA thu được sáng 19/4, có thể dễ dàng nhận thấy những vết đạn phòng không tầm thấp.
Trong một thông tin mới được trang Avia.Pro (Nga) tiết lộ, chỉ trong vòng 5 tháng, từ tháng 11/2019 tới tháng 3/2020, các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 (do UAE viện trợ) đã bắn hạ tới 16 chiếc máy bay không người lái hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài sự thống trị của Pantsir-S1, gần phân nửa số UCAV đã bị các vũ khí phòng không tương đối lỗi thời của LNA bắn rơi (pháo phòng không ZU-32-2), đây có thể là một hoạt động "săn UCAV" có tổ chức cùng với chế áp điện tử.
Tới đây, chúng ta khó có thể bác bỏ vai trò của các đồng minh trong khu vực (UAE, Arab Saudi, Ai Cập, Jordan và có thể là cả Hy Lạp, Syria...) trong việc hỗ trợ LNA (với vũ khí mua được từ người Nga).
Còn về phía người Nga, có thể họ đã gián tiếp "rửa hận" cho những thiệt hại của đồng minh Syria trên chiến trường tỉnh Idlib trong tháng 2 và 3/2020 khi những chiếc UCAV Bayraktar TB2 và Anka II "săn lùng" cơ giới của Quân đội Arab Syria (SAA).
Phóng sự của truyền thông thân LNA về chiếc UCAV Bayraktar TB2 thứ 4 bị bắn rơi ở Libya trong vòng 24 giờ qua.
Hết UCAV, F-16 Thổ sẽ phải xung trận?
Vào cuối năm 2019, tờ Bloomberg dẫn nguồn tin chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý chi 106 triệu USD) để gia tăng năng lực sản xuất UCAV.
Khoản đầu tư này sẽ tăng gấp đôi số lượng UCAV Bayraktar TB2 sản xuất hàng năm lên 92 chiếc (với kế hoạch duy trì tối thiểu 150 UCAV trong trang bị).
Ước tính Thổ Nhĩ Kỳ đã mất 9 UCAV ở Syria trong đó ít nhất là 2 chiếc Anka-S và phần còn lại được cho là Bayraktar TB2 kể từ tháng 2/2020 tới trước thời điểm ngưng bắn diễn ra (ngày 6/3/2020).
Nếu số lượng UCAV bị bắn rơi ở Libya vẫn tiếp tục duy trì ở mức 1 chiếc mỗi ngày, chỉ trong vòng 3 tháng tới Ankara sẽ không còn "con át chủ bài" không người lái để hỗ trợ GNA và rất có thể Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) sẽ phải đưa máy bay phản lực F-16 tham chiến.
Theo phân tích của nhà nghiên cứu Ege Seckin của tổ chức IHS Jane (được đăng trên tờ France 24 vào tháng 1/2020), với năng lực tiếp nhiên liệu trên không của Boeing KC-135R Stratotanker, F-16 cất cánh từ Thổ Nhĩ Kỳ có thể vượt Địa Trung Hải để không kích các vị trí của LNA và đồng minh dọc bờ biển Libya.
Tuy nhiên, đây là bước đi cực kỳ nguy hiểm và có thể đẩy xung đột tới mức trở nên không thể kiểm soát được khi UAE, Ai Cập và Arab Saudi sẵn sàng tung các máy bay chiến đấu hiện đại của họ (F-16 A/B/C/D/E, Dassault Rafale, Dassault Mirage 2000...) tham chiến.
Một cuộc "không chiến giả" giữa F16 Hy Lạp và F-16 Thổ Nhĩ Kỳ tại lãnh thổ tranh chấp trên Biển Agean cuối năm 2019.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét