Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Vũ Hán sau đợt phong tỏa toàn diện 76 ngày: Cuộc sống dần trở lại bình thường, nhưng vết sẹo đớn đau từ đại dịch vẫn ở đó

Vũ Hán - nơi khởi phát đại dịch Covid-19 khiến cả thế giới sợ hãi, cũng là thành phố đầu tiên tiến hành phong tỏa để đối phó với đại dịch. Sau 76 ngày sống trong sợ hãi, cuộc sống với cư dân Vũ Hán đang dần trở lại bình thường.

Vũ Hán sau đợt phong tỏa toàn diện 76 ngày: Cuộc sống dần trở lại bình thường, nhưng vết sẹo đớn đau từ đại dịch vẫn ở đó - Ảnh 1.

Vũ Hán, ngày 7/4

Nhưng sự "bình thường" ấy sẽ không bao giờ giống như trước nữa. Vết sẹo đớn đau vì đại dịch vẫn còn đó, khiến cư dân sống chậm hơn, trong trạng thái nơm nớp lo sợ làn sóng thứ 2 của dịch bệnh chồm lên.

Giữa tháng 12/2019, Vũ Hán xác nhận ca nhiễm virus "lạ" đầu tiên. Trong vòng vài tuần kế tiếp, số ca nhiễm bệnh tăng lên, trở thành một dịch bệnh mất kiểm soát. Từ ngày 23/1- 4/8, Vũ Hán bị phong tỏa toàn diện, nội bất xuất - ngoại bất nhập để phục vụ mục đích kìm hãm, kiểm soát dịch bệnh. Dẫu vậy, thứ virus quái ác vẫn lan tỏa thành công, và hiện tại đã khiến 2,6 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh.

Ở Vũ Hán lúc này, có thể coi như dịch bệnh đã được kìm hãm ổn định. Không thêm người nhiễm mới hay ca tử vong nào tại cả tỉnh Hồ Bắc, theo như báo cáo được công bố ngày 22/4. Những con phố chỉ vài tuần trước không có lấy một bóng người, với các chốt kiểm tra phong tỏa mọi con đường, thì nay bắt đầu tấp nập người qua lại. Những địa điểm công cộng - như sở thú, công viên... cũng dần mở cửa, chuẩn bị đón khách.

Vũ Hán sau đợt phong tỏa toàn diện 76 ngày: Cuộc sống dần trở lại bình thường, nhưng vết sẹo đớn đau từ đại dịch vẫn ở đó - Ảnh 2.

Tuy nhiên, gỡ phong tỏa không có nghĩa là gỡ bỏ mọi hạn chế, và nó không khiến mọi người trở nên mất cảnh giác hơn. Trên đường, mọi cư dân đều nghiêm túc thực hiện giãn cách xã hội, giữ khoảng cách tối thiểu 1,5m. Các cửa hàng - bao gồm cả những thương hiệu lớn như Starbucks chuyển sang phục vụ ngoài vỉa hè, tránh để khách hàng tụ tập đông bên trong.

Chậm rãi hồi phục - tình cảnh chung trên thế giới?

Xu - chủ chuỗi cửa hàng tiện lợi tại trung tâm Vũ Hán cho biết kể từ khi thành phố mở cửa, các cửa hàng chỉ lác đác vài mống khách. "Tình hình không khả quan lắm. Kể cả khi mở cửa cũng chẳng có nhiều khách. Tôi đang khá lo lắng, chẳng biết bao giờ mới được như trước."

Vũ Hán sau đợt phong tỏa toàn diện 76 ngày: Cuộc sống dần trở lại bình thường, nhưng vết sẹo đớn đau từ đại dịch vẫn ở đó - Ảnh 3.

Hình ảnh người Vũ Hán tại các ga tàu vào ngày 28/3. Gần thời hạn gỡ phong tỏa, một số lệnh hạn chế cũng đã được dỡ bỏ

Vũ Hán bị phong tỏa có thể xem là điềm báo trước dành cho nhiều thành phố khác trên thế giới. Và giờ khi lệnh được gỡ bỏ, những gì đang xảy ra tại đây cũng sẽ là tình cảnh chung mà cả thế giới sẽ phải đối mặt phía trước, và dĩ nhiên là đầy khó khăn. Trong quý đầu tiên của năm 2020, nền kinh tế Hồ Bắc sụt giảm tới 40% - theo số liệu của tờ Xinhua.

Phong tỏa chấm dứt, người dân dần trở lại nơi công cộng - dĩ nhiên là vẫn đeo khẩu trang. Nhiều người bắt đầu đến công viên dạo chơi, tập thể thao, chơi cầu lông, hoặc ghé vào một tiệm cắt tóc đâu đó ven đường.

Vũ Hán sau đợt phong tỏa toàn diện 76 ngày: Cuộc sống dần trở lại bình thường, nhưng vết sẹo đớn đau từ đại dịch vẫn ở đó - Ảnh 4.
Vũ Hán sau đợt phong tỏa toàn diện 76 ngày: Cuộc sống dần trở lại bình thường, nhưng vết sẹo đớn đau từ đại dịch vẫn ở đó - Ảnh 5.

Người dân bắt đầu chơi thể thao tại công viên của Vũ Hán

Nhưng hàng quán thì khác. Một số mở cửa, một số vĩnh viễn chẳng thể tái hoạt động vì phá sản. Nhà hàng hiện tại cũng chỉ phục vụ đơn mang về, trong khi các phòng gym vẫn chưa được phép mở cửa.

Vũ Hán sau đợt phong tỏa toàn diện 76 ngày: Cuộc sống dần trở lại bình thường, nhưng vết sẹo đớn đau từ đại dịch vẫn ở đó - Ảnh 6.

Một chủ sạp cá trong khu chợ vắng ngày 15/4. "Ngày trước, có rất nhiều khách" - anh cho biết.

Lác đác ngoài phố, vẫn có những người ra ngoài với đồ bảo hộ kín từ đầu đến chân. Nhân viên bán hàng cho khách buộc phải đeo khẩu trang và găng tay.

Phóng viên CNN ghi nhận tại các khách sạn, người thuê sẽ phải cung cấp lịch sử di chuyển, đo thân nhiệt, sau đó khử trùng toàn thân. Khi vào thang máy, khách sẽ được cấp khăn giấy để bấm nút, không chạm bằng tay trần.

Vũ Hán sau đợt phong tỏa toàn diện 76 ngày: Cuộc sống dần trở lại bình thường, nhưng vết sẹo đớn đau từ đại dịch vẫn ở đó - Ảnh 7.
Vũ Hán sau đợt phong tỏa toàn diện 76 ngày: Cuộc sống dần trở lại bình thường, nhưng vết sẹo đớn đau từ đại dịch vẫn ở đó - Ảnh 8.

Một tài xế thuê xe tư nhân chia sẻ với CNN, công việc của ông tiến triển chậm, dù người dân đã được phép rời thành phố vào ngày 8/4. "2 tuần qua tôi có đúng 2 khách hàng," - ông trả lời, trong khi trước dịch bệnh, mỗi ngày ông phục vụ hàng chục khách, trong đó có cả nhân viên công vụ nước ngoài.

"Sau khi phong tỏa, tôi dành nhiều thời gian để tận hưởng khí Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog trời cùng gia đình. Chúng tôi tránh những nơi đông đúc, lái xa một chút nhưng vắng vẻ." - ông chia sẻ thêm.

Vũ Hán sau đợt phong tỏa toàn diện 76 ngày: Cuộc sống dần trở lại bình thường, nhưng vết sẹo đớn đau từ đại dịch vẫn ở đó - Ảnh 9.

Một số người bắt đầu dùng bữa trong các nhà hàng - dĩ nhiên phải đảm bảo quy định giãn cách xã hội

Nơm nớp lo sợ làn sóng thứ 2 của dịch bệnh

Christopher Suzanne, một công dân Mỹ đã sống tại Vũ Hán suốt 10 năm qua. Khi dịch bệnh nổ ra, anh vẫn còn ở Mỹ với vợ (người Trung Quốc) để làm lễ rửa tội cho con. Dù rất muốn quay lại để chăm lo cho gia đình, vợ, nhưng cả nhà quyết định đợi đến ngày 30/3, sau khi nhận được sự cho phép nhập cảnh từ chính phủ.

Suzanne từ lâu đã xem Vũ Hán là nhà. Giờ đây, họ cảm thấy hạnh phúc khi có thể cùng mọi người dạo phố, tận hưởng ánh nắng của mùa xuân.

"Tôi vui, nhưng không muốn thấy mọi người tụ tập quá đông. Tôi rất sợ sẽ có đợt dịch thứ 2 ập đến."

Vũ Hán sau đợt phong tỏa toàn diện 76 ngày: Cuộc sống dần trở lại bình thường, nhưng vết sẹo đớn đau từ đại dịch vẫn ở đó - Ảnh 10.

Một người đàn ông đang phải lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 16/4

Trên thực tế, Suzanne không phải là người duy nhất lo lắng. Sau khi số ca nhiễm tại Nga tăng nhanh, Trung Quốc cũng đã xuất hiện những ca nhiễm mới từ nước ngoài trở về, với số lượng cao kỷ lục trong vài tuần qua. Chưa kể, khả năng có những người nhiễm bệnh mà không phát triệu chứng cũng khiến nỗi sợ tăng cao.

Theo Suzanne, đợt dịch thứ 2 là điều khó tránh, vì việc mọi người tụ tập đông sẽ làm tăng rủi ro. " Việc có thể ra ngoài khiến ai cũng phấn khích. Nhưng rồi bạn sẽ tự hỏi 'Mình có nên ra ngoài không? Gia đình mình liệu có ổn nếu mình ra ngoài?'" - anh nói.

"Tôi chỉ mong mọi thứ sẽ trở lại như trước, nhưng chẳng rõ nó có thể không nữa. Giờ thứ tôi lo nhất là sức khỏe của gia đình, và bản thân có thể làm được những gì."

Nguồn: CNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét