Vấn đề phân chia tài sản , tôi cho rằng chỉ những gia đình mà nơi đó tình anh em không lớn bằng đồng tiền thì mới sảy ra sự tranh giành, ghen tị ấm ức.
Còn với gia đình tôi chẳng hạn, không bao giờ xảy ra chuyện đó. Bởi anh em chúng tôi yêu thương nhau hơn bản thân mình. Chúng tôi đều quan niệm nhường nhịn nhau: anh không ăn thì em ăn, con anh không ăn thì con em ăn.
Cha mẹ chúng tôi là những giáo viên nghèo, khi cha tôi đột ngột ốm và qua đời, anh trai tôi mới 25 tuổi. Bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn mơ thấy hình ảnh anh trai tôi một mình chạy đôn chạy đáo trong bệnh viện một tháng trời. Các bác sĩ ở bệnh viện khi ấy đều nói với cha mẹ chúng tôi rằng ông bà thật may mắn vì có đứa con trai thật có hiếu và nhanh nhẹ.
'Con trai phụng dưỡng nhiều nên được cha mẹ ưu tiên hơn'
Cha mất, tài sản để lại không có gì ngoài 2000 m2 đất ở nông thôn (giá trị rất thấp). Cách đây 4 năm, một con đường mở qua. dịch vụ biên dịch Đám đất ấy của chúng tôi trở nên có giá trị.
Vì đất đứng tên cha nên chúng tôi thống nhất là còn mẹ thì sang tên cho mẹ. Mẹ hỏi ý anh thế nào: Anh nói đấy là phần kỷ niệm của cha để lại cho mẹ và các con. Anh mong muốn là tách cho tôi và em tôi mỗi đứa một phần, còn phần của mẹ và anh thì mẹ hãy đứng tên.
Tôi và em tôi đều nhất trí là không ai lấy cả, để lại cho anh hết. Nhưng anh trai tôi vì muốn các em có chút kỷ niệm của bố nên đã sang tên cho chúng tôi mỗi đứa 400 m2. Em tôi đã khóc mà xin anh rằng cứ giữ lấy nó, vì chúng tôi nhìn thấy anh như nhìn thấy cha nên mong muốn những gì tốt nhất cho anh. Và vì thế hai cuốn sổ đỏ tên chúng tôi vẫn nằm trong két nhà anh.
Tôi tin rằng, gia đình nếu thật sự yêu thương nhau sẽ không bao giờ có chuyện tranh giành đất đai, nhà cửa. Thậm chí, anh, chị em trong gia đình còn nhường nhịn nhau, giành những điều tốt đẹp nhất cho nhau.
Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét